Bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Bếp lửa ngữ văn 9: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ...
(375) 1251 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản, soạn bài Bếp lửa ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết "Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa"?

Trả lời bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh quen thuộc bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, không chỉ là lửa củi, đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.

- “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !” : một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.

Có thể nói bà là người nhóm lửa, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình. Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện trong một chi tiết rất tiêu biểu:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn: “Nhóm dây cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

Trả lời ngắn gọn

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

- Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

+ Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

+ Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

- Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương.

------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Bếp lửa trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(375) 1251 04/08/2022