Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Soạn bài tổng kết về từ vựng (tiếp theo) của HocOn247 giúp bạn nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 135 - 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1
(402) 1340 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo của HocOn247 sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi tại trang 135 và trang 136 sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1.

soạn bài tổng kết về từ vựng tiếp theo

Cùng tham khảo.

I. Sự phát triển của từ vựng

Trang 135 SGK

1. Ôn lại các cách phát triển của từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ.

2. Tìm dẫn chứng minh họa cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.

3. Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?

Trả lời

Sơ đồ phát triển của từ vựng

Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì không thể phát triển ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của ta đối với thế giới. Cho nên, sự phát triển từ vựng là một quy luật chung về ngôn ngữ.

Tham khảo: Soạn bài sự phát triển của từ vựng

II. Từ mượn

1 - Trang 135 SGK

Ôn lại khái niệm từ mượn. (Học sinh có thể xem lại phần soạn bài Từ mượn đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 để trả lời được câu hỏi).

Trả lời

Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán, gồm các từ gốc Hán và từ Hán Việt: phụ mẫu, giang sơn.

Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác:

• Tiếng Pháp: xà- bông...
• Tiếng Anh: in-tơ-net...
• Tiếng Nga: Xô-viết...

2 - Trang 135 SGK

Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau: 

a) Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ.

b) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nước ngoài.

c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

d) Ngày nay, vốn từ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa.

Trả lời

- Nhận định (c): đúng nhất.

- Không thể chọn (a): các ngôn ngữ khác trên thế giới đều có từ ngữ vay mượn để làm giàu cho vốn từ của mình.

Không thể chọn (b): mượn từ là do nhu cầu tự thân của ta để phát triển đất nước về nhiều mặt khác nhau.

Không thể chọn (d): ta luôn luôn cần mượn từ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp với thế giới.

3 - Trang 136 SGK

Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,... ?

Trả lời

- Từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn săm, lốp, ga, xăng, phanh...(có nghĩa như từ thuần Việt).

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: a-xít, ti-vi, ra-đi-ô, vi-ta-min... (cấu tạo bởi nhiều âm tiết, mỗi âm tiết không có nghĩa, chỉ tạo âm thanh cho từ, có dấu gạch nối ở giữa).

Xem thêm: Soạn bài Sự phát triển của từ vựng tiếp theo

III. Từ Hán Việt

1 - Trang 136 SGK

Ôn lại khái niệm từ Hán Việt.

Trả lời

- Từ Hán Việt là từ có gốc Hán, đọc theo âm Việt. Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng đề cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hàn Việt.

Ví dụ: thế kỉ có hai yếu tố Hán Việt thế và kỉ.

- Có những yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập: sơn, thủy, phong, trần...

• Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.

Có những yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. Trong trường hợp này, phải hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt mới hiểu được nghĩa của từ Hán Việt.

- Có hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

• Từ ghép đẳng lập do hai hoặc hơn hai yếu tố Hán Việt có nghĩa hợp thành, thông thường là có chung từ loại.

Ví dụ: sơn hà (núi) (sông)

• Từ ghép chính phụ do hai hoặc hơn hai yếu tố Hán Việt có nghĩa hợp thành với hai kiểu thứ tự:

+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Ví dụ:

• ái quốc: ái: yêu, quốc: nước: chính - phụ

• quốc kì: quốcnước, kì: cờ: phụ - chính.

2 - Trang 136 SGK

Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau:

a) Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt.

b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.

d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.

Trả lời

Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

>> Hướng dẫn soạn bài Từ Hán Việt tiếp theo (trang 82, 83, 84 SGK Ngữ văn 7)

IV. Thuật ngữ và Biệt ngữ xã hội

1 - Trang 136 SGK

Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Trả lời

  • Thuật ngữ: Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường dùng trong văn bản khoa học, công nghệ. Ví dụ: khái niệm về tế bào, gen di truyền….
  • Biệt ngữ: Những từ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định.
  • Ví dụ: Trong ngôn ngữ của học sinh: chuồn (trốn học), đi nét (lên mạng in-tơ-nét để chơi trò chơi điện tử), ngỗng (điểm 2)

2 - Trang 136 SGK

Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.

Trả lời

Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ kiến thức về khoa học kĩ thuật và công nghệ, có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống con người. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, kĩ thuật, công nghệ tăng lên nhanh chóng. Trong tình hình này, thuật ngữ ngày càng trở nên quan trọng.

Tham khảo: Soạn bài Thuật ngữ

3 - Trang 136 SGK

Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội

Trả lời

Biệt ngữ xã hội

- Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.

Một số biệt ngữ xã hội

- Trong nghề y: chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, …

- Trong nghề giáo: cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)…

- Trong buôn bán: mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)…

V. Trau dồi vốn từ

1 - Trang 136 SGK

Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ.

Tham khảoSoạn bài trau dồi vốn từ

2 - Trang 136 SGK

Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau : bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.

Trả lời

Giải thích nghĩa của từ

  • Bách khoa toàn thư: là bộ sách tra cứu về nhiều lĩnh vực kiến thức nhân loại. Bách khoa toàn thư là bộ sách tra cứu kiến thức tổng quát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau
  • Bảo hộ mậu dịch: là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng, chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
  • Dự thảo: là soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy pham pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành
  • Đại sứ quán: Đại sứ quán là Cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của một nước này tại một nước khác do người có hàm cấp đại sứ đứng đầu theo sự thỏa thuận giữa hai nước hữu quan
  • Hậu duệ:  là con cháu đời sau, kế tiếp của những thế hệ đã khuất.
  • Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.
  • Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.

3 - Trang 136 SGK

Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Lĩnh vực kinh doanh béo bộ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới.

b) Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.

c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.

Trả lời

Sửa lỗi dùng từ trong những câu

a) "Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên thế giới".

Sai từ béo bổ. Từ này chỉ tính chất cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Có thể sửa lại là béo bở với nghĩa là "dễ mang lại nhiều lợi nhuận"

b) "Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chỉ học hành, lập thân".

Dùng sai từ đạm bạc. Từ này có nghĩa là "có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tố thiểu", chẳng hạn bữa ăn đạm bạc.

Có thể thay đạm bạc bằng tệ bạc với nghĩa là "không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử".

c) "Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam".

Dùng sai từ tấp nập. Đây là từ gợi tả quang cảnh đồng người qua lại không ngớt.

Có thể thay tấp nập bằng tới tấp với nghĩa là "liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua cái khác đã đến".

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài tổng kết về từ vựng (tiếp theo) này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

Xem thêm Soạn bài Tổng kết về từ vựng (bài 9)

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài tổng kết về từ vựng (tiếp theo) một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(402) 1340 04/08/2022