Bài 1 trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngữ văn 9: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận...
(406) 1354 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 63 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: "... kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường" ?

Trả lời bài 1 trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả qua những chi tiết cụ thể, gây ấn tượng mạnh.

  • Chúa Trịnh cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở khắp nơi , hao tiền tốn của không biết bao nhiêu mà kể…
  • Những cuộc dạo chơi của chúa được miêu tả tỉ mị; diễn da thường xuyên, đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí, lố lăng, tốn kém…
  • Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh
  • Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm phủ chúa. Lời văn ghi chép sự việc rất chân thực, cụ thể, khách quan, có liệt kê và miêu tả tỉ mị vài sự việc nổi bật để khắc họa ấn tượng…
  • Kết thúc đoạn miêu tả, tác giả nói: “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Đó là những từ ngữ bộc lộ kín đáo cảm xúc, thái độ chủ quan của tác giả. Cảnh thưc được miêu tả ở những khu vườn trong phủ chúa được bày vẽ, tô điểm, những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương.

Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa: "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.". Cảm nhận của tác giả về cái "triệu bất tường" mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương.

Trả lời ngắn gọn

- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả qua những chi tiết:

  • Xây dựng đền đài liên miên
  • Bọn nội thần bày trò lố lăng, tốn kém: giải trò mua bán, bài trí dàn nhạc khắp nơi
  • Thói ngao du vơ vét sản vật quý của dân

- Lời văn ghi chép sự việc của tác giả mang tính khách quan, không thể hiện  quá nhiều, bởi những sự việc mà tác giả kể lại đã đủ bóc trần bản chất xã hội và cho người đọc thấy được thái độ của tác giả.

- Kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả nói : “… kẻ thức giả đó biết là triệu bất tường”, đây chính là lời dự báo về một thảm họa ắt sẽ xảy ra nếu xã hội vẫn cứ hỗn loạn như thế này.

Tham khảo một số cách trình bày khác

1. Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh:

  • Xây đình đài, thú ngao du vô độ
  • Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh

- Việc thu sản vật, thứ quý, việc bày vẽ trang trí trong phủ gây nhiều phiền nhiễu, tốn kém.

- Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh, khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa

  • Tiếng chim kêu, vượn hót kêu râm ran khắp bốn bề, nửa đêm ồn ào như mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành
  • Tác giả cảm thấy “đó là triệu bất thường”: mang ý phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc xa hoa trên mồ hôi của nhân dân sẽ dẫn tới suy tàn.

2. Thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết

Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thỏa ý thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp: Li cung Thụy Liên trên Tây Hồ, núi Từ Trầm, núi Dũng Thủy. Việc xây dựng đình đài cứ làm liên tục, hao tiền tốn của nhà nước vô cùng.

- Những cuộc chơi ở Tây Hồ được tác giả miêu tả tỉ mỉ diễn ra thường xuyên (mỗi tháng ba bốn lần), nhiều người hầu hạ (binh lính, thị thần, các quan hỗ tụng), nhiều trò giải trí tốn kém, lố lăng (bày trò mua bán quanh bờ hồ, bọn nhạc công hoà nhạc giúp vui).

- Chúa cho lệnh thu lấy những vật quý trong thiên hạ “trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch, chậu hoa cây cảnh" đem về để tô điểm phủ Chúa.

Các chi tiết về cảnh vật và sự việc đưa ra được tác giả miêu tả và thuật lại một cách cụ thể, chân thực và khách quan, thể hiện đầy đủ bộ mặt ăn chơi xa xỉ của Chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận.

- Kết thúc đoạn văn, tác giả lại nói,... kẻ thức giả biết đó là triệu chứng bất thường. Cảnh là cảnh thực ở những khu vườn rộng đầy chim quý, thú lạ, cổ thụ lâu năm, đá có hình thù kì lạ... được tô điểm như bến bề, đầu non nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn: Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót vang khắp bốn bề hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn...

Đây không còn là cảnh vui tươi yên bình mà tác giả xem đó là điềm chẳng lành như báo trước sự suy vong của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt của dân lành.

------------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 63 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp


(406) 1354 04/08/2022