Bài 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngữ văn 9: Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều...
(401) 1337 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 108 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.

- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu thế nào?

- Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?

Trả lời bài 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Hành động, lời nói của Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai đối với Hoạn Thư. Vẫn một điều “chào thưa”, hai điều “tiểu thư". Cách xưng hô này trong hoàn cảnh giữa Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay đổi ngôi là một đòn mỉa mai quất mạnh vào danh gia họ Hoạn.

- Trong lời nói của Kiều có cả giọng đay nghiến khi câu thơ dằn ra từng tiếng, khi từ ngữ được lặp lại, nhấn mạnh: dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái... Cách nói này hoàn toàn phù hợp với đối tượng là Hoạn Thư, phù hợp với con người “Bề ngoài thon thót nói cười - Bề trong nham hiểm giết người không dao”.

Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm: “Mưu sâu cũng trải nghĩa sâu cho vừa”.

Trước lời nói, thái độ của Kiều, phút giây đầu, Hoạn Thư có “hồn lạc, phách xiêu”. Nhưng ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn kịp “liệu điều kêu ca”. Đây quả là một con người khôn ngoan, giảo hoạt.

Trả lời ngắn gọn

Thúy Kiều báo oán :

- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Chào, thưa Hoạn Thư là “tiểu thư” mặc dù vị thế hai người đã đảo ngược.

- Thái độ Kiều : quyết liệt trong trả thù, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra.

Tham khảo cách trình bày khác

Giọng điệu của Thúy Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai.

  • Hoạn Thư bị đưa đến như một phạm nhân, Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” khi vị thế hai người hoàn toàn thay đổi.
  • Sau sự mỉa mai, Kiều chỉ đích danh con người Hoạn Thư ác độc, nham hiểm xưa nay hiếm trong giới đàn bà (Đàn bà dễ có mấy tay- Đời xưa mấy mặt đời này mất gan)

- Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ (tay, mặt, gan), khẳng định Hoạn Thư là người ghê gớm

  • Kiều nêu ra quy luật ác giả ác báo

→ Kiều thẳng tay trừng trị Hoạn Thư, dứt khoát, rõ ràng

Hoặc

Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Nàng chào thưa Hoạn Thư và gọi Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế của nàng và Hoạn Thư đã hoàn toàn đảo ngược.

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

  Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

  Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"

Thái độ của Kiều: Lời nói của Kiều lại có cả giọng đe nghiến. Câu thơ cứ như dằn ra từng tiếng với các từ ngữ được lặp lại nhấn mạnh thêm: dễ có mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái. Nó có ý nghĩa báo trước rằng, những gì sắp xảy ra với Hoạn Thư sẽ tương ứng với những gì  Hoạn Thư đã làm với Kiều.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(401) 1337 04/08/2022