Soạn bài Làng (Kim Lân)

Để soạn bài Làng thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua tài liệu hướng dẫn soạn văn 9 bài Làng hay và siêu ngắn gọn của HocOn247
(409) 1363 04/08/2022

Muốn soạn bài Làng hay và đầy đủ thì đừng bỏ qua bài viết này. Ngoài giúp trả lời các câu hỏi mà còn giúp bạn học tốt hơn bài Làng của Kim Lân.

Truyện ngắn Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kỳ kháng chiến. Đây là một tình cảm mang tính cộng đồng.

Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung ấy trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con người, trở thành một nét tâm lí đặc biệt ở thân vật ông Hai, vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính của nhân vật.

Cùng tìm hiểu đầy đủ về tác phẩm qua những hướng dẫn soạn bài Làng ở nội dung tiếp theo của bài viết:

I Tóm tắt truyện ngắn Làng

Ông Hai là người rất yêu qui cải làng của mình. Thời cuộc thay đổi, ông vẫn luôn thiết tha gắn bó với làng quê của mình. Cuộc kháng chiến chống pháp nố ra, vì hoàn cảnh gia đình. Ông bắt buộc phải đưa vợ con tản cư lên phố chợ. Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng mà không về được.

Nghe tin đồn làng mình theo giặc Pháp, ông Hai vô cùng đau khổ, tủi nhục, chỉ biết tâm sự với thằng con út.

Đến lúc được tin nhà mình bị giặc đốt tức là làng không theo giặc, ông hết sức vui sướng. Niềm vui kì lạ đó thể hiện tinh thần yêu nước, lòng trung thành với Cách mạng thật cảm động của ông Hai.

Tham khảo thêm những bài tóm tắt bài Làng của Kim Lân đặc sắc nhất.

II Soạn văn 9 bài Làng phần đọc – hiểu văn bản đặc sắc nhất

Nội dung hỗ trợ các bạn trả lời các câu hỏi trang 174 SGK Ngữ Văn 9 tập 1:

Câu 1

: Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào ?

Câu 2: Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

Câu 3 : Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út . Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến ?

Câu 4 : Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

1. Soạn bài Làng chi tiết và đầy đủ hay nhất

Phần nội dung nhằm hỗ trợ các em nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học:

Câu 1 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tình huống làm bộc lộ sâu sắc lòng yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai là khi ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng nghe được tin làng ông theo giặc, lập tề.

Tình huống cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến bao trùm và chi phối tình cảm quê hương ở ông Hai.

Câu 2 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông quá đột ngột trong lúc tâm trạng đang phân chấn vì những tin tức kháng chiến thắng lợi. Vì vậy cái tin làng mình theo giặc làm cho ông sững sờ đến nỗi cổ lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Ông rơi vào một tâm trạng đau xót và cuối cũng trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên.

Về đến nhà, ông Hai nằm nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ tưởng như người ta đang bàn tán đến chuyện làng ông. Tâm trạng của ông Hai bị dồn đến chỗ bế tắc khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

– Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai, đó là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Qua những lời tâm sự của đứa con nhỏ, ta thấy rõ ở ông Hai:

+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông

+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng.

Câu 3 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ vì nó là niềm an ủi duy nhất đến với ông. Dù trong hoàn cảnh nào kể cả khi làng chợ Dầu của ông đã theo Tây, đứa con út vẫn một mực ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh, đúng với điều mà ông hằng tâm niệm.

Đứa con ngây thơ nói lên những điều suy nghĩ sâu xa như vậy, khiến lòng ông Hai xúc động và vui sướng vô cùng.

Tình yêu làng và lòng thuỷ chung với kháng chiến càng được biểu hiện một cách thành thật, cảm động. Tình yêu làng của ông Hai được đặt trong tình yêu nước lớn rộng.

Đây là đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai – một người nông dân – với quê hương, đất nước, với Cách mạng và kháng chiến.

Câu 4 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

– Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí. Tác giả đã sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm và tư tưởng của nhân vật. Đặt vào trong thời điểm xuất hiện tác phẩm , càng thấy giá trị của thành công này của Kim Lân. Nhân vật: ông Hai được miêu tả sắc nét.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.

– Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật

– Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên.

2. Soạn bài Làng ngắn nhất

Nội dung tóm lược các nội dung chính giúp các em tham khảo để tự trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (Trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

– Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.

– Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông.

Câu 2 (Trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

Diễn biến tâm trạng của ông Hai: Lúc nghe tin thì nghẹn lại, không tin đó là sự thật. Trên đường về nhà thì đau đớn, tủi nhục, nguyền rủa bọn phản bội. Ông ở nhà chẳng chịu đi đâu rồi đoạn tuyệt với làng.

Khi nghe tin cải chính thì như được hồi ainh, mừng rỡ.

Câu 3 (Trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

– Ông nói chuyện với đứa con út nhưng thực chất là tự giãi bày lòng mình, đó là đứa con ông thương nhất, hồn nhiên nhất và sẽ không nói điều mỉa mai.

– Qua những lời trò chuyện ấy, ta thấy được trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trái tim người nông dân vẫn hướng về cụ Hồ, về Cách Mạng.

Câu 4 (Trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

– Qua tác phẩm, ta thấy được Kim Lân đã miêu tả tâm lí nhân vật rất chân thực từ hành động cho đến lời nói, nhân vật ông Hai được khắc họa chân dung rất rõ từ lúc nhục nhã, xấu hổ, buồn bã cho đến lúc vui mừng, hớn hở.

– Lời thoại, ngôn ngữ trong truyện cũng được Kim Lân sử dụng rất giản dị, như ở ngoài đời thực. Nó làm nổi bật được hình ảnh nhân vật ông Hai, người nông dân ít học nhưng lại có tình yêu Tổ quốc rất tha thiết, sâu nặng.

3. Soạn bài Làng siêu ngắn

Nội dung gồm các nhiều phương án trả lời cho từng câu hỏi:

Câu 1 – Trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Cách trả lời 1

Tình huống truyện: ông Hai, một người yêu nước nồng nàn đã nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Cách trả lời 2

Tình huống : Ông Hai nghe tin Làng Chợ Dầu theo giặc.

Cách trả lời 3

Tình huống được tác giả xây dựng, đặt nhân vật ông Hai vào tình huống éo le khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Cách trả lời 4

Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.

Tham khảo thêm nhiều cách trả lời bài 1 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1 khác.

Câu 2 – Trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Cách trả lời 1

Diễn biến tâm trạng của ông Hai 

– Sững sờ khi nghe làng mình theo giặc vì ông luôn luôn tự hào về làng của mình

– Tủi Hổ :”Cúi gằm mặt xuống mà đi”

– Nhục nhã : Không dám đi đâu , luôn lo lắng , nghe ngóng.

→ Nỗi ám ảnh biến thành sự sợ hãi đau xót , tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.

Cách trả lời 2

Diễn biến tâm trạng của ông Hai :

– Lúc đầu, ông Hai luôn luôn tự hào về làng của mình, đi đâu cũng kể về nó dù đang ở khu tản cư.

– Khi nghe tin được tin làng chợ Dầu theo giặc, đầu tiên là thấy “nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân.”

– Khi trấn tĩnh ông vẫn cố chưa tin cái tin ấy.

– Từ lúc ấy, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt.

– Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài.

– Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh “cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”.

Câu 3 – Trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Cách trả lời 1

Ông giải tỏa tâm trạng Bằng cách trò chuyện với hai đứa con của mình.

– lúc này ông sẽ lại kể cho lũ trẻ những vẻ vang của làng, cái mông lung sâm đất dùng cả tính mạng để dành được.

+ tình yêu làng của ông lại một lần nữa được nói đến một cách sâu đậm.

+ Tình yêu quê hương ,yêu đất nước, yêu đồng bào với kháng chiến với bác Hồ kính yêu của chúng ta.

Cách trả lời 2

– Ông Hai trò chuyện với đứa con Út vì ông cảm thấy mình đang được tự giải bày nỗi niềm của chính bản thân mình, ông thấy được tình yêu quê hương, đất nước của đứa con út nó cháy bỏng và to lớn như chính mình dành cho ngôi làng.

– Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến vô cùng to lớn, ông sẵn sàng hy sinh ngôi làng mà mình yêu thương và tự hào nhất để phục vụ cho kháng chiến, cho cách mạng.

– Tình yêu làng quê đã hòa vào tình yêu nước ở ông Hai.

Xem thêm các cách trả lời bài 3 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu 4 – Trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Cách trả lời 1

– Truyện được xây dựng theo cốt truyện tâm lí

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế.

– Ngôn ngữ bình dị đơn giản, giàu hình ảnh , giàu tính khẩu ngữ thể hiện tính cách của ông Hai.

– Cách trần thuật linh hoạt.

Cách trả lời 2

– Tác giả đặt nhân vật vào tình huống khó khăn để bộc lộ được tâm trạng, tình cảm của ông Hai.

– Miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ.

Cách trả lời 3

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực ,sâu sắc ,sinh động, lột tả được các cung bậc cảm xúc của nhân vật ông hai từ đau đớn Thành vui sướng, ngòi bút tả thực, gần gũi với người đọc.

– Ngôn ngữ nhân vật: khẩu ngữ tự nhiên thân thuộc với đời sống nhân dân, nhất là người nông dân Việt Nam.

III Soạn bài Làng phần luyện tập (nhiều đáp án)

1. Câu 1 phần luyện tập bài Làng

Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật.

Trả lời

– Đoạn văn:

“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

….

– Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ”

– Phân tích:

Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến.

– Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại.

2. Câu 2 phần luyện tập bài Làng

Em còn nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.

Trả lời

– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.

– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

hoa cúc

Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn bài Làng này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.


TẢI VỀ

(409) 1363 04/08/2022