Bài 3 trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngữ văn 9: Theo em, thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác...
(379) 1262 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Theo em, thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước ?

Trả lời bài 3 trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

Sự khác nhau giữa hai thể văn tùy bút và truyện đã được học là:

- Tuỳ bút là thể văn dùng để ghi chép về những con nguời và sự việc cụ thể có thực. Trong một số tuỳ bút, tác giả có khi trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình, thể hiện thái độ, suy nghĩ, đánh giá của mình một cách kín đáo thông qua những chi tiết nghệ thuật nào đó. Tuỳ bút là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào. Tuỳ bút Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ đều có những đặc điểm này.

- Truyện là thể văn phản ánh hiện thực đời sông qua sự sáng tạo, hư câu của nhà văn. Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật; cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc; nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí,… Tuỳ bút là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả. Lối ghi chép này giàu chất trữ tình hơn bút kí, kí sự. Cốt truyện đươc triển khai, hệ thống nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng.

Cách trình bày 2

Theo em, sự khác nhau giữa thể tùy bút và thể truyện là:

- Thể truyện: thường phải có cốt truyện và nhân vật, có thể là thật hoặc do tác giả tưởng tượng. Nhân vật trong truyện được xây dựng qua ngoại hình, tính cách, tâm lí,… Truyện thường phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua những sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của nhân vật.

- Thể tùy bút: ghi chép tùy hứng, tản mạn những sự việc có thật, nhưng không theo một cốt truyện nào. Qua đó, người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.

Cách trình bày 3

Thể loại tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây là tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo (Ví dụ: Ở bài này là thái độ phê phán thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu nhân dân của bọn vua chúa và lũ quan lại hầu cận). Lối ghi chép của tùy bút giàu chất trữ tình hơn ở các loại ghi chép khác (ví dụ như bút kí, kí sự).

Còn thể loại truyện phản ánh cuộc sống thông qua số phận con người, có cốt truyện, nhân vật, theo một nghệ thuật diễn đạt nhất định, ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Cách trình bày 4

Sự khác nhau giữa truyện và tùy bút

- Tùy bút là thể văn dùng để ghi chép con người, sự việc cụ thể, có thực, bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của mình về con người, cuộc sống

- Truyện là thể văn phản ánh hiện thực đời sống, với bức tranh hiện thực đời sống qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người

- Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật, cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc

- Nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết, miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí

- Tùy bút là sự ghi chép tùy hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào chủ yếu bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả.

----------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 63 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.


(379) 1262 04/08/2022