Bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Tập làm thơ tám chữ ngữ văn 9: Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn...
(392) 1307 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Nhận diện thể thơ tám chữ, soạn bài Tập làm thơ tám chữ ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Đọc các đoạn thơ sau:

a)  

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

b)  

Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

(Bằng Việt, Bếp lửa)

c)

Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non

Yêu biết mấy, những con đường ca hát

Qua công trường mới dựng mái nhà son!

Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng

Của đời ta chập chững buổi đầu tiên

Tập làm chủ, tập làm người xây dựng

Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!

(Tố Hữu, Mùa thu mới)

Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên.

b) Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách đã học để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn.

c) Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên.

Trả lời bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 149 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a) Mỗi dòng (ở tất cả 3 đoạn trích) đều gồm 8 chữ.

b)

Đoạn 1: các tiếng bắt vần nhau: tam - ngàn, suối - mới - gợi, bừng - rừng, gắt - mật.

➜ Nhận xét: gieo vần liên tiếp

Đoạn 2: các tiếng bắt vần nhau: về - nghe, học - nhọc, bà - xa

➜ Nhận xét: gieo vần liên tiếp

Đoạn 3: các tiếng bắt vần nhau: ngát - hát, non - son, đứng - đựng, tiên - nhiên

➜ Nhận xét: gieo vần gián cách.

c) Cách ngắt nhịp của thể thơ tám chữ cũng rất đa dạng, linh hoạt.

Chẳng hạn:

- Nào đâu/những đêm vàng/ bên bờ suối

Ta say mồi/ đứng uống/ ánh trăng tan

Đâu những ngày/ mưa chuyển/ bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm/ giang sơn ta/ đổi mới...

- Mẹ cùng cha/ công tác bận/ không về

Cháu ở cùng bà/ bà bảo/ cháu nghe...

Cách trình bày 2

a. Mỗi dòng ở các đoạn thơ có 8 chữ.

b. Có nhiều cách gieo vần (vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách) nhưng phổ biến nhất vẫn là gieo vần chân :

- Đoạn thơ (a) : vần chân liền tan – ngàn (câu 2 – 3), bừng – rừng (câu 6 – 7).

- Đoạn thơ (b) : vần chân liền học – nhọc (câu 3 – 4), bà – xa (câu 5 -6).

- Đoạn thơ (c) : vần chân cách ngát – hát (câu 1 – 3), non – son (câu 2 – 4), đứng – dựng (câu 5 – 7), tiên – nhiên (câu 6 – 8).

c. Cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt diễn tả những trạng thái khác nhau.

Cách trình bày 3

a) Số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ là: 8 chữ.

b)

Cách gieo vần:

+ Vần chân liền

+ Vần chân cách.

→ Theo từng khuôn âm.

+ Hình thức: có thể dài, ngắn tùy ý.

c) Cách ngắt nhịp tự do, đa dạng, linh hoạt.

--------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 149 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tập làm thơ tám chữ trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.


(392) 1307 04/08/2022