Bài luyện tập trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngữ văn 9: Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí...
(400) 1334 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài luyện tập trang 109 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư

Trả lời bài luyện tập trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài luyện tập trang 109 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Trả lời chi tiết

Đây là một đoạn trích rất hấp dẫn, một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du. Bằng cách để cho các sự việc tự vận động, nhân vật tự bộc lộ mình qua những lời đối thoại.Cả đoạn trích gồm 34 câu với ba nhân vật, rất ít lời miêu tả, hầu như chỉ có lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh, lời qua tiếng lại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, vậy mà không chỉ chân dung, từ giọng điệu, tính tình của từng nhân vật đều được bộc lộ hết sức sinh động. Có thể dễ dàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh: báo ân và báo oán.

Lí lẽ của Thuý Kiều rất rõ ràng: đây không phải là sự báo ân mà là sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng. Nguyễn Du đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường. Kiều đã suy nghĩ, nói năng và hành động hoàn toàn hợp với phẩm chất và tính cách của nàng.
Nàng rằng :

“Nghĩa nặng tình non,

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.

Với Hoạn Thư, dù lúc đầu Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Nàng chào thưa Hoạn Thư và gọi Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế của nàng và Hoạn Thư đã hoàn toàn đảo ngược. Nhưng với bản tính của Kiều vốn rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương, nàng không chỉ yêu thương mọi người mà còn rất rộng lượng với kẻ thù.

Khen cho: Thật đã nên rằng  

Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.  

Tha ra, thì cũng may đời,  

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.  

Đã lòng tri quá thì nên  

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

Tính hợp lí của hành động, tha bổng cho Hoạn Thư hoàn toàn phù hợp với tính cách của Kiều, dù bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào nàng vẫn thể hiện bản tính nhân hậu của mình. Bởi vậy không có gì đáng trách trong hành động của nàng.

Với Hoạn Thư, chỉ thoáng qua một giây phút sợ hãi hồn lạc phách xiêu ban đầu (Nguyễn Du không miêu tả kĩ càng và cụ thể nỗi sợ hãi của Hoạn Thư như miêu tả Thúc Sinh), Hoạn Thư đã có thể chủ động tình thế. Trong khi đang khấu đầu dưới trướng, Hoạn Thư đã liệu điều kêu ca, nhanh chóng tìm ra một con đường giải thoát.

Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kinh yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai".

Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà  Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình. Phải chăng đó cũng là bản lĩnh của người phụ nữ trước người chồng đào hoa, đa tình?

Trả lời ngắn gọn

Những biểu hiện đa dạng ...

- Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng : vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh, nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.

- Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

- Thúy Kiều khi báo ân, báo oán, lúc đầu nàng quyết trừng trị Hoạn Thư nhưng trước lí lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư, với tấm lòng rộng lượng, nàng tha bổng cho mụ. Thái độ của Kiều đối với Hoạn Thư biểu hiện đa dạng như vậy nhưng lại rất thống nhất trong tính cách của nàng. Đó là tính cách của một người phụ nữ rộng lượng, nhân hậu, khoan dung, quên mình vì người khác.

- Tính cách của Hoạn Thư cũng có những biểu hiện phong phú nhưng bản chất vẫn là một con người ranh ma, giảo hoạt. Khi hành hạ Thúy Kiều đến ê chề, nhục nhã nhưng Hoạn Thư vẫn: “Bề ngoài thon thót nói cười/ Mà trong nham hiểm: giết người không dao". Khi rất có thể bị Thúy Kiều trừng trị “hồn lạc phách xiêu" nhưng vẫn đủ tỉnh táo, "khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" khiến Kiều động lòng mà tha bổng.

Hoặc

- Nhân vật Thúy Kiều:

+ Yêu ghét rành mạch, rõ ràng, lúc ôn hòa, khi cương quyết, cứng rắn: nàng trả ơn đề nghĩa cho Thúc Sinh, ngược lại trừng phạt Hoạn Thư, kẻ từng ác độc với nàng

+ Hành động có tính đạo lý: người hiểu đạo lý, tha cho Hoạn Thư vì lí lẽ Hoạn Thư

- Nhân vật Hoạn Thư

+ Hoạn Thư trước sau đều là người khôn ngoan, lắm mưu, nhiều kế

+ Dù run sợ trước lời buộc tội của Kiều, Hoạn Thư vẫn tìm cách biện luận để thoát tội cho bản thân

+ Về tình cảm riêng, dù thừa nhận tài năng của Kiều nhưng thói ghen tuông trong kiếp lấy chồng chung là thường tình.

---------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 109 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(400) 1334 04/08/2022