Soạn bài Kiểm tra truyện trung đại

Soạn bài kiểm tra truyện trung đại lớp 9 của HocOn247 giúp các bạn trả lời những câu hỏi ôn tập và kiểm tra tại trang 134 SGK ngữ văn 9 tập 1
(388) 1294 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn soạn bài kiểm tra truyện trung đại của HocOn247 sẽ giúp các em ôn tập tốt các kiến thức quan trọng và góp phần giúp em đạt điểm cao trong bài kiểm tra tra này.

Soạn bài Kiểm tra truyện trung đại

Cùng tham khảo...

Soạn bài kiểm tra truyện trung đại lớp 9

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập và kiểm tra trang 134 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1.

1 - Trang 134 SGK

Lập bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết và từng cột theo mẫu [...]

Trả lời

Số TTTên văn bảnTác giảNội dung chủ yếuĐặc sắc nghệ thuật
1Chuyện người con gái Nam XươngNguyễn DữQua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi. Phê phán thói ghen tuông mù quáng, tính độc quyên gia trưởng của đàn ông trong gia đình, vấn đề muôn thuở của mọi thời đại. Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bị kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc.

Sáng tạo trong xây dựng nhân vật, cách kể chuyện, chọn tình huống, sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao, kết thúc không sáo mòn. Khai thác hiệu quả vốn văn học dân gian. Phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường). Xứng đáng là một áng "Thiên cổ kì bút"
2Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tùy bútPhạm Đình HổPhản ánh đời sống xa hoa vô độ, sự nhũng nhiễu nhân dân của bạn vua chúa quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn. Qua đó lên án, phê phán của tác giả. Tác phẩm vừa có giá trị văn học vừa có giá trị lịch sử sâu sắc.Ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động. Chi tiết, tình tiết, mẩu chuyện rất đậm đà và sâu sắc.
3Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chíNgô gia văn pháiTrong đoạn trích, hình tượng Nguyễn Huệ nổi lên sáng ngời phẩm chất của người anh hùng với chiến dịch hành quân thần tốc, giải phóng Thăng Long. Sự bạc nhược của vua tôi nhà Lê và sự kiêu căng, tự mãn cùng những thất bại thảm hại của quân Thanh. Qua đó ca ngợi người anh hùng dân tộc tài ba Nguyễn Huệ, khẳng định quyết tâm của dân tộc ta chống xâm lược bảo vệ nền độc lập vững bền.Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán; cách kế chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc và trình tự kế theo diễn biển sự kiện. Khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói bằng ngôn ngữ tả, kế sinh động. Giọng trần thuật thế hiện rõ thái độ với nhà Lê, quân xâm lược và người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung.
4Truyện KiềuNguyễn DuCuộc đời, vai trò, vị trí của Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam; cảm hứng nhân văn, nhân đạo của Truyện Kiều.Bút pháp ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc họa hình tượng nhân vật đặc sắc
5Chị em Thúy KiềuNguyễn DuMiêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du đã giúp bạn đọc hình dung được những chuẩn mực về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, đó cũng có thể coi là chuẩn mực của cái đẹp trong của văn học trung đại. 
Không chỉ miêu tả những hình mẫu, chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, đoạn trích còn thể hiện những dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Mặc dù "Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười" nhưng với mỗi nhân vật, sự miêu tả của Nguyễn Du dường như đã dự báo những số phận khác nhau của hai chị em. Đoạn trích bộc lộ cảm hứng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Vận dụng khéo léo ngôn ngữ dân tộc kết hợp với nghệ thuật miêu tả ước lệ, tượng trưng các điển tích, điển cố, bút pháp miêu tả nhân vật khá sắc sảo, tài tình, nghệ thuật đòn bẩy.
6Cảnh ngày xuânNguyễn Du- Đoạn trích tái hiện cảnh ngày xuân trong tiết tháng 3 (Thanh minh) và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều. Trong đoạn trích tác giả đã vẽ bức họa về cảnh sắc mùa xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ấy đẹp đẽ, khoáng đạt, tinh khôi thanh khiết, mới mẻ và đầy sức sống, cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt. Tâm trạng xôn sang náo nức của chị em Thúy Kiều khi đi hội, buồn lưu luyến bâng khuâng khi trở về. Qua đây ta thấy Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên, hiểu lòng người có lòng khi miêu tả. Đoạn thơ đem đến cho chúng ta cảm nhận được không khí mùa xuân, phong tục dân gian của dân tộc trong đời sống tâm linh, giúp ta thêm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.- Đoạn thơ có kết cấu hợp lý theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. Cảnh được miêu tả theo trình tự không gian. Có sự kết hợp giữa miêu tả và gợi. Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ - nhân hóa. Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.Với bút pháp ước lệ tượng trưng cảnh vật hiện lên rất sống động, gần gũi. Ngôn ngữ thơ đậm đà tính dân tộc.
7Kiều ở lầu Ngưng BíchNguyễn DuĐoạn trích tái hiện cảnh Mã giám Sinh đến hỏi Kiều làm vợ, nhưng thực chất là để mua Kiều. Bằng hình dáng bảnh bao và động tác số sàng, Mã Giám Sinh đã cò kè mặc cả biến một 1 người con gái tài sắc tuyệt trần như Kiều trở thành một món hàng trong một cuộc mua bán. Là một bức tranh hiện thực về xã hội xấu xa, con người bị biến thành hàng hóa, đồng tiền và những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên tất cả. Đoạn trích thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người bị chà dập. Qua đó vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và đồng tiền lộng hành gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bị trước bọn buôn người, giả dối, bất nhân.Nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: Khắc họa tính cử chỉ. Lựa chọn ngôn ngữ và chi tiết phù hợp.
8Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt NgaNguyễn Đình ChiểuNghe tin triều đình mở khoa thi, Lục Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài, Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Sau đó, Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình. Đoạn trích đã khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình. Tác giả cũng bày tỏ ước mơ về một người anh hùng, hành đạo, cứu đời.Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Chủ yếu mô tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, đây là cách khắc họa tính cách nhân vật của trụ cổ dân gian. Ngôn ngữ người kể chuyện mộc mạc, bình dị, mang tính chất khẩu ngữ, phù hợp với diễn biến tình tiết, mang màu sắc, Nam Bộ, có khả năng phổ biến rộng rãi trong nhân dân lao động.
9Lục Vân Tiên gặp nạnNguyễn Đình Chiểu- Đoạn trích kế lại việc Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại, được sự cứu giúp vô tư của gia đình ngư ông. Qua trích đoạn này, ta thấy từ sự đối lập giữa thiện và ác. Thái độ tác giả đây cũng rất rõ ràng: ông hết lòng thương yêu những con người có nhân cách cao thượng như Lục Vân Tiên, Kiêu Nguyệt Nga, ông ngư..., ghét cay ghét đắng những kẻ xấu, kẻ ác như bọn cướp, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm... Hết lòng tin tưởng nơi nhân dân lao động, những người tuy nghèo khổ nhưng đầy lòng nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài. Bộc lộ mơ ước của tác giả về cuộc sống tự do, phóng khoáng giữa thiên nhiên.Sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị vốn có của tác phẩm. Khắc họa các nhân vật đối lập thông qua lời nói, cử chỉ, hành động.

2 - Trang 134 SGK

Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

Gợi ý

a, Vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều

- Đẹp về cả nhan sắc và tâm hồn:

  • Kiều: hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung với người yêu
  • Vũ Nương: thủy chung với chồng, chăm sóc mẹ già, và con nhỏ chu đáo
  • Luôn nhân hậu, vị tha, có khát vọng về hạnh phúc, công lý, chính nghĩa

b, Bi kịch

- Đau khổ, oan khuất:

  • Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang
  • Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều không thể trọn vẹn mối tình với Kim Trọng, cuộc đời Kiều lưu lạc 15 năm, trải qua nhiều cay đắng, đau khổ

- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, phải tự vấn. Thúy Kiều bị coi như món hàng hóa.

3 - Trang 134 SGK

Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn), Mã Giám Sinh mua Kiều ?

Trả lời

Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII bước vào sự khủng hoảng trầm trọng, bộc lộ tất cả những xấu xa, tồi tệ:

  • Đồng tiền lộng hành uy hiếp cuộc sống của người dân lương thiện (Mã Giám Sinh mua Kiều).
  • Những kẻ có tiền táng tận lương tâm. Đồng thời là tiếng nói thương cảm trước số phận và bi kịch của con người, tố cáo những thế lực xấu xa, khẳng định đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chín của con người. (Mã Giám Sinh).
  • Vua chúa quan lại ăn chơi, trụy lạc, thi nhau hà hiếp bóc lột dân lành (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
  • Giai cấp thống trị bạc nhược, tham sống sợ chết, phản dân hại nước. Đồng thời, Tái hiện chân thực hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong công cuộc đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn cướp nước, bán nước. (Hoàn Lê Nhất thống chí - Hồi thứ 14).

4 - Trang 134 SGK

Phân tích hình tượng các nhân vật:

- Nguyễn Huệ (đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn).

- Lục Vân Tiên (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).

Trả lời

A. Nhân vật Nguyễn Huệ

1. Trước hết Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán:

- Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.

- Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”.

- Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…

2. Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:

* Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.

Việc lên ngôi đã được tính kỹ với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được dân ủng hộ.

* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta:

- Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.

- Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…

- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.

* Sáng suốt trong việc xét đoán bê bối:

- Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng không hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.

- Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí” việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.

3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng:

- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.

- Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 tới ta hoà bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì xỉ nhục của nước lớn còn đó. Nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.

4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người:

- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.

- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.

5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận

- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.

- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.

- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.

- Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.

B. Nhân vật Lục Vân Tiên

Luận điểm 1: Lục Vân Tiên là chàng trai dũng cảm, nghĩa hiệp

- Hành động đánh cướp:

+ Lục Vân Tiên một mình dùng tay không đánh lại bọn cướp đông người gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng.

+ “Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô” -> Hành động khẩn trương, không so đo tính toán

+ “Kêu rằng bớ đảng hung đồ” : gọi tên; trách mắng -> Cách đánh cướp công khai như các anh hùng hảo hán

+ “Tả đột hữu xung” : Chủ động tung hoành lâm trận

-> Cho dù bọn cướp có hung dữ và ngang tàn nhưng Lục Vân Tiên vẫn đánh bằng võ nghệ của mình.

=> Lục Vân Tiên rất dũng cảm, mạnh mẽ và anh hùng, mang cái đức và vẻ đẹp của một đức tướng tài ba.

* Luận điểm 2: Lục Vân Tiên là người chính trực, không màng danh lợi

- Cách cư xử đối với Kiều Nguyệt Nga:

+ “Khoan khoan ngồi đó chớ ra” -> Lục Vân Tiên rất ân cần với Kiều Nguyệt Nga, coi trọng danh dự và bổn phận

+ “Ta đã trừ dòng lâu la”, “Tiểu thư con gái nhà ai”; “Tên họ là chi” -> Ân cần hỏi han, an ủi, chăm sóc chu đáo cho hai cô gái bị nạn.

+ “Làm ơn há dễ cho người trả ơn”; “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi… phi anh hùng” -> Quan điểm của Lục Vân Tiên: giúp đỡ người gặp nạn là điều phải làm, không mong trả ơn.

+ Từ chối, lạy tạ lời mời của Nguyệt Nga về nhà nàng để cho nàng đền đáp. -> Cách từ chối hết sức tôn trọng và tỏ rõ khí phách của một vị anh hùng.

-> Cách cư xử mang tinh thần hiệp nghĩa của các anh hùng hảo hán, thấy việc nghĩa thì làm, coi việc nghĩa là bổn phận, không màng tiền tài, danh lợi.

=> Lục Vân Tiên là một người rất chính trực, anh hùng, chính nghĩa và nhân hậu, gửi gắm niềm tin và ước mong của nhân dân ta đem đến một xã hội công bằng.

5 - Trang 134 SGK

Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều.

Trả lời

- Gia đình

  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

- Thời đại

  • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
  • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
  • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
  • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.

Cuộc đời:

  • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
  • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
  • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Xem thêm: Tóm tắt Truyện Kiều

6 - Trang 134 SGK

Qua các đoạn trích Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều , Thuý Kiều báo ân báo oán, hãy phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.

Trả lời

Qua các đoạn trích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

- Ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình,  phẩm chất tốt đẹp của con người:

  • Ngợi ca vẻ đẹp nhan sắc, tài năng (Kiều và Vân là những cô gái mười phân vẹn mười, mai cốt cách, tuyết tinh thần. Kiều còn là người có tài cầm, kì, thi họa).
  • Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn: hiếu thảo, thủy chung, có tấm lòng nhân hậu vị tha (tha chết cho Hoạn Thư).

Cảm thông cho những nỗi đau khổ, bất hạnh của con người:

  • Kiều phải bán mình chuộc cha, đau đớn quên đi lời ước thề đôi lứa với Kim Trọng.
  • Cảnh sống đau khổ, nổi trôi, lênh đênh của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

- Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người

  • Thế lực đồng tiền đã đẩy con người vào cảnh khôn cùng.
  • Những kẻ tán tận lương tâm, lọc lõi, xảo quyệt (Mã Giám Sinh, Tú Bà).
  • Đề cao khát vọng về công lí, về hạnh phúc của con người (cảnh Thuý Kiều báo ân báo oán, những kẻ có tội bị trừng trị đích đáng, những người có công được đền ơn xứng đáng).

7 - Trang 134 SGK

Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật).

Trả lời

- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện, sử dụng tiếng nói của dân tộc (Là tác phẩm truyện thơ Nôm). Trong truyện Kiều, ngôn ngữ dân tộc đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực, giàu sức gợi cảm, chính xác, đẹp đẽ (ngôn ngữ tả vẻ đẹp chị em Thuý Kiều, ngôn ngữ tả cảnh ngày xuân), có sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ bác học.

- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên nổi lên hai nét chính:

  • Trực tiếp tả cảnh thiên nhiên bằng bút pháp ước lệ.
  • Tả cảnh để ngụ tình  - Nghệ thuật miêu tả nhân vật (Nguyễn Du có biệt tài miêu tả nhân vật).

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng (Chị em Thúy Kiều được so sánh với vẻ đẹp thiên nhiên).
Khắc họa tính cách nhân vật điển hình qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ. Chỉ bằng vài ba dòng thơ, tác giả đã tái hiện được chân dung nhân vật (Mã Giám Sinh – Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao)
Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

Nếu không có thời gian để soạn bài chi tiết, các em có thể tham khảo bài soạn ngắn gọn mà Đọc tài liệu đã biên tập dưới đây

Soạn bài kiểm tra truyện trung đại ngắn nhất

Bài 1 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

STTTên văn bảnTác giảNội dung chínhĐặc sắc nghệ thuật
1Chuyện người con gái Nam XươngNguyễn DữPhẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái người phụ nữ dưới chế độ phong kiếnKhắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật, nghệ thuật dựng truyện, chi tiết kì ảo
2Chuyện cũ trong phủ chúa TrịnhPhạm Đình HổCuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại thời Lê TrịnhNghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn
3Hoàng Lê nhất thống chíNgô gia văn pháiVẻ đẹp người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công đại phá quân Thanh, kết cục thảm bại của bọn xâm lược và vua tôi Lê Chiêu ThốngLối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
4Truyện KiềuNguyễn DuCảm hứng nhân văn, nhân đạo : trân trọng cái đẹp, đề cao khát vọng sống, hạnh phúc và ước mơ về công líBút pháp ước lệ, nghệ thuật miêu tả nhân vật và thiên nhiên
5Truyện Lục Vân TiênNguyễn Đình ChiểuKhát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi chính nghĩaNgôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động

Bài 2 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ:

- Số phận bi kịch, đau khổ, oan khuất (nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương), bi kịch điển hình của người phụ nữ bị chà đạp nhân phẩm (nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều).

- Vẻ đẹp của người phụ nữ: vẻ đẹp nhan sắc và tài năng (chị em Thúy Kiều); vẻ đẹp về tâm hồn; sự hiếu thảo, thủy chung (Vũ Nương, Thúy Kiều); khát vọng tự do, công lí (Thúy Kiều).

Bài 3 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:

- Xa hoa, truỵ lạc, bóc lột dân chúng (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)

- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).

- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).

Bài 4 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

- Nhân vật Nguyễn Huệ:

+ Lòng yêu nước nồng nàn

+ Qủa cảm, tài trí hơn người

+ Tầm nhìn xa trông rộng, quyết đoán.

- Nhân vật Lục Vân Tiên:

+ Hào hiệp, trượng nghĩa, có lý tưởng sống

+ Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia, quan niệm đạo đức của nhân dân

Bài 5 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Nguyễn Du và Truyện Kiều:

- Thời đại : Sống vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn lịch sử đầy biến động : chế độ phong kiến rối ren, khủng hoảng, phong trào nông dân nổi lên khắp nơi.

- Gia đình : Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.

- Cuộc đời : Sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi trở về quê nội Hà Tĩnh, đi nhiều, tiếp xúc nhiều khiến ông có vống sống phong phú. Từng làm quan dưới triều Nguyễn và đi sứ Trung Quốc.

Bài 6 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

- Khẳng định, đề cao con người (Chị em Thúy Kiều)

- Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều)

- Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).

- Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ công lý chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).

Bài 7 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Thành công nghệ thuật của Truyện Kiều :

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên : bằng những từ ngữ giàu tính tạo hình (Cảnh ngày xuân), thủ pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật : Nhân vật có tính điển hình cao bằng nghệ thuật ước lệ (Chị em Thúy Kiều), miêu tả đời sống nội tâm ấn tượng.

Kiến thức cơ bản

1. Nắm vững tên văn bản, tác giả, nội dung, chủ yếu và đặc sắc nghệ thuật của văn bản (đoạn trích, tác phẩm trọn vẹn).

2. Hệ thống hóa được kiến thức, đồng thời có thể phân tích giá trị của một văn bản cụ thể.

---------------

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài kiểm tra truyện trung đại này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài kiểm tra truyện trung đại một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(388) 1294 04/08/2022